Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa gốc Hán
bèo 苞 / 䕯
dt. loại cây thuỷ sinh trên mặt nước. Ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ương sen. (Thuật hứng 69.3).
dt. (bóng) ví thân phận bé nhỏ không tự quyết định được đời mình, phải nổi nênh theo dòng đời, hoặc trỏ thân tha hương dịch chữ bình 萍, trong chữ lục bình. Tưởng thân hư ảo nổi bằng bèo, chí cũ công danh vuỗn rã keo. (Mạn thuật 32.1)‖ Vi Trang 韋庄 trong bài Dữ đông ngô sinh tương ngộ có câu: “mười năm thân dạt như bèo, khóc nhau tóc trắng dải lèo lệ tuôn” (十年身事各如萍, 白首相逢泪满纓 thập niên thân sự các như bình, bạch thủ tương phùng lệ mãn anh). Vương Bột trong bài Đằng vương các tự có câu: “Ải non khó vượt, ai buồn cho kẻ lênh đênh? bèo nước gặp nhau, thảy đều tha hương đất khách.” (關山難越, 誰悲失路之人?萍水相逢, 盡是他鄉之客 quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân? bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.). Phiên khác tại 32.1: bào: bọt, bóng nước, dẫn câu “nhân sinh tại thế nhược phù âu” trong khoá hư lục. (TVG, Schneider). Xét, chữ “bào” là từ gốc Hán “泡”, trong “bào ảnh”, “nghĩ thân phù thế mà đau. Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.” (Nguyễn Gia Thiều - cung oán ngâm khúc). Xét, phiên “bèo” để bắt vần với “keo”, “chèo”, “nghèo”, “eo” [PL 2012: 341]. cn bèo bọt, bèo mây, bèo nước.
bó 把
◎ Nôm: 布 Đọc âm PHV. AHV: bả, bá. Ss đối ứng pɔ, bɔ (26 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 179], tro? (Katu) [NH Hoành 1998: 249]. bả / bó , nắm gốc Hán, chét, ôm gốc Việt.
dt. (lượng từ) ôm, nguyên nghĩa gốc là lượng từ, trỏ một khối lượng sự vật trong lòng bàn tay, giống như chét trong chét lúa. Thuyết Văn ghi: “Bả: nắm tay” (把,握也). Sách Mạnh Tử ghi: (拱把之桐梓), chú rằng: “dùng một tay mà bốc” (以一手把之也). Dương Vạn Lý có câu: “tháng hai sơn thành chẳng có đến một bó rau” (二月山城無菜把). nhật dụng thường đàm ghi: “Hoả bả 火把: là bó đuốc” [Phạm Đình Hổ 1827: 39b]. Đạp áng mây ôm củi, ngồi bên suối gác cần câu. (Trần tình 41.3). x. nắm.
bậu 部
◎ Ss đối ứng: pậu là “người ta, chúng nó”, từ để gọi bạn bè kém tuổi mình (Tày) [HTA 2003: 399], vậu [HTA 2003: 576-577], Phng. miền Trung: bậu là từ nam giới dùng để gọi vợ [Alves 2012: 4]. Phiên khác: mỗ bộ (TVG, MQL, PL), mấy bộ (ĐDA). Chú giải: “Nguyễn Trãi từng làm Thượng thư bộ lại, nay về ẩn, nên nói xin làm một bộ nào đó (bộ này không có trong cơ chế của triều đình) để quản lý núi sông, tức cảnh ẩn dật” [MQL 2001: 854]. Tồn nghi.
dt. <từ cổ> “bậu: bạn” [Rhodes 1651 tb1994: 37], trong bậu bạn, bậu gốc Việt, bạn (伴) gốc Hán. Xin làm mỗ bậu quản giang san, có biết đâu là sự thế gian. (Tự thán 95.1). Nghèo như nhà bậu mai rau chiều cháo, đây anh cũng ngồi mà nghĩ bổ báo đền ơn. cd
bồ bặc 匍匐
◎ Nôm: 暴匐 Viết nhầm do gần âm. [Schneider 1987: 384]. bồ bặc: bò lê trên mặt đất, sau trỏ nghĩa quy phục, nên hậu kỳ còn được viết là 匍伏 và 俯伏 (phủ phục). bồ 匍 là nguyên từ của (bò lê). Kinh Thi phần Đại nhã bài Sinh dân có câu: “ấy thực bò lê, lên gò lên núi” (誕實匍匐,克岐克嶷). Chu Hy chua: “bồ bặc: tay chân cùng bò” (匍匐,手足并行也). Kinh Thi phần Bắc phong bài Cốc phong ghi: “Phàm dân có tang, bồ bặc đến cứu” (凡民有喪,匍匐救之). Trịnh Huyền viết lời tiên rằng: “bồ bặc: ý nói hết sức vậy” (匍匐,言盡力也) [Hướng Hy 1988: 339]. bồ bặc đối với ân cần, đều là các từ gốc Hán. Nghĩa “hết sức” gần nghĩa với ân cần, nghĩa “quỵ luỵ” trái với ân cần, đều lọn nghĩa. Phiên khác: bạo bặc: bội bạc [ĐDA 1976: 790], bạo bặc: nhiệt tình, vồ vập [NQH 2006: 29], bao bọc [MQL 2001: 962-963]. Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> hết sức giúp đỡ. Những kẻ ân cần khi phú quý, hoạ ai bồ bặc khuở gian nan. (Bảo kính 139.4).
chà 茶
chà gốc Việt, cành - nhành gốc Hán. x. cành.
dt. <từ cổ> cành cây. “chà ràu que củi” [Rhodes 1651 tb1994: 55, 191]; “Cha: pater. Cha ca: pater magnus” [Morrone 1838: 213; Schneider 1987: 390-391], “Chà: ramus. Chà gai: ramus spinosus. Chà chuôm: fasciculus quem in aquâ asservant ad pisces &c. capiendos” [Taberd 1838: 51]. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.3)‖ Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.3)‖ (Tự thán 84.3)‖ ám sâm: Chà bổi bờm xờm, để ngâm dưới nước cá tôm mến chà (CNNA 37). Kiều Oánh Mậu (1854- 1912) ghi: “Nhà chùa dùng vỏ mai làm trà, gọi là hồng mai” (禪家用梅皮作茶,名紅梅). Người dân chùa hương thường đẽo các gốc mai già đun nước uống, gọi là nước lũa mai, nước lũa mơ, nước thanh mai, trà lão mai. Loại trà này thơm, mát, vị thanh, ngọt hậu, màu hồng, dùng để giải khát và thanh nhiệt. Vũ Phạm Hàm (1864- 1906) trong hương sơn phong cảnh có câu: “quả mơ ngon với nước mơ già, trong chân cảnh tìm ra chân vị” [đqt hoàng 2014: 45- 46]. “chè mai chính là hồng mai trà như các cụ TVG, PTĐ đã chú thích, đó là gỗ cây lão mai đẽo ra làm trà pha nước uống, nhà sư thường uống trà này cho thanh tịnh nên cũng gọi là thiền trà hoặc thuyền trà. Khi đẽo cây lão mai trên núi hoặc trong vườn, người ta thường hứng nia, mẹt, mủng, rá để mảnh khỏi rơi xuống cỏ sỏi. Nguyễn Trãi tiện dụng hơn, ông trải luôn tấm khăn đang quàng của người già xuống để tận nhặt (nhặt sạch, nhặt hết, tận thu) những mảnh trà rồi túm lại mang về hãm uống.” [NH Vĩ 2010]. Thuyền trà cạn nước hồng mai (Nguyễn Du - Truyện Kiều c. 1991).
chó 㹥
◎ Ss đối ứng cɔ³ (29 thổ ngữ Mường), kʼwən⁴ [NV Tài 2005: 195]. “chó” gốc Việt-Mường, “khuyển” gốc Hán.
dt. trái với mèo. Hơn chó được ngồi khi diện bếp, tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây. (Miêu 251.3).
chĩnh vàng 埕鐄
◎ Xét chĩnh là từ gốc Hán 埕, AHVtrình , “chĩnh: giống như cái chình mà to hơn.” [LN Trụ 1960: 78]. “lực trình: chĩnh lớn lạ đồ”. (CNNA 42b).
dt. đc. cái hũ vàng. Phạm Trọng Yêm đời Tống, khi trẻ trọ học trong chùa, tình cờ đào được cái chĩnh vàng trong vườn. Ông không lấy vàng sợ mang tiếng tham, bèn cứ để đó mà lấp lại, không cho ai biết. Sau ông đỗ tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Sau người ta cho rằng lộc ông được hưởng cả đời cũng bằng số vàng nọ. (Âm chất văn) [ĐDA: 759]. Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.5).
con 昆
◎ Nôm: 昆 AHV: côn, đối ứng kɔn¹ (Mường), kɔn² (Rục), kɔɔn (Thà Vựng) [VĐ Nghiệu 2011: 57], kɔn (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 200]. Kinh Thư thiên Trọng huỷ chi cáo ghi: “Ban phúc ấm cho con cháu sau này” (垂裕後昆 thuỳ dụ hậu côn). Chữ con em dịch từ chữ côn đệ 昆弟. Như vậy, con là từ gốc Hán, gia nhập vào từ rất sớm theo con đường kinh điển.
dt. trong quan hệ với cha mẹ. Bui có một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi (Ngôn chí 2.8, 21.8)‖ (Mạn thuật 27.6)‖ (Trần tình 39.6)‖ (Thuật hứng 49.8)‖ (Tự thán 111.3)‖ (Bảo kính 135.5, 149.6, 164.5, 175.3, 182.6, 186.1).
dt. <từ cổ> từ trỏ các cá thể sự vật, hiện tượng. (Mạn thuật 24.6)‖ Bẻ cái trúc hòng phân suối, quét con am để chứa mây. (Mạn thuật 28.4)‖ Con mắt. (Mạn thuật 36.5)‖ Con cờ. (Trần tình 41.1)‖ Con lều. (Thuật hứng 52.1)‖ Con tạo hoá. (Tự thán 78.5)‖ Con lều. (Tự thán 81.1)‖ Con cờ. (Tự thán 90.6)‖ Con am. (Tự thán 97.1)‖ Con mắt xanh. (Tự thán 99.6)‖ Con mắt mèo. (Tự thán 101.6)‖ Con tạo hoá. (Tự thán 103.3)‖ Con mắt. (Tự thuật 120.7). Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.6)‖ (Trừ tịch 194.5)‖ (Trư 252.7).
dt. từ trỏ các cá thể động vật. Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5).
dt. loại từ cho một số đồ vật, như con Chu Dịch, con đê, con đò.
dt. loại từ trỏ loại người nào đó với hàm ý coi khinh, như con đĩ, con bợm, con bãi, con tuyết, con đòi, con hầu, con buôn. Sau đều được danh từ hoá.
dt. loại từ trỏ một hiện tượng tự nhiên nào đó, như con nước, con sông.
cám 粓
◎ Nôm: 𥼲 Nước gạo. Thuyết Văn ghi: “Nhà Chu gọi chữ phan 潘 là cám, cũng viết là 粓.” (周謂潘曰泔。或作粓). Sách Tập Vận viết: “粓: âm cám, nghĩa là nước gạo” (沽三切,音甘。米汁也). Trong tiếng Việt, cám trỏ “gạo xay giã nát ra. Tấm cám: lúa xay nát ra gọi là tấm, gạo xay nát ra gọi là cám. Sú cám: đổ nước khuấy cám cho heo ăn” [Paulus của 1895: 93]. Trong tiếng Việt hiện nay, cám trỏ các loại thức ăn bột cho vật nuôi, không còn mang nghĩa “nước vo gạo nữa”. Nhưng, dân gian vẫn quen dùng nước vo gạo để nấu cám. Có lẽ, sự chuyển nghĩa từ Hán sang Việt là do thói quen này. Ss đối ứng kam (9 thổ ngữ Mường), tlɤw (3 thổ ngữ Mường), năn (5 thổ ngữ Mường), tʼap [NV Tài 2005: 185]. Như vậy, “cám” gốc Hán, “trấu” gốc Việt, “năn”- “tʼap” có khả năng là gốc Tày Thái. Đồng nguyên với cốm.
dt. cơm gạo. Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.2). Cơm cám: trỏ cơm ăn nói chung. x. cốm.
cơn 根
◎ Nôm: 干 cơn là âm THV có âm phiên thiết là cân, AHVcăn, có nghĩa là “gốc”, “rễ”, “nguồn gốc” [Huệ Thiên 2006: 377] ví dụ: căn nguyên = nguồn cơn (căn do) [Paulus của 1895: 187]. Trong tiếng Hán, 根 trỏ rễ cây, 荄 (cai) trỏ rễ cỏ. Như vậy, đây đều là đồng nguyên tự, có thể tái lập nguyên từ là kal. Mặt khác, từ cơn phan ngọc cho là từ kal gốc Khmer với nghĩa là lúc [ĐDA 1987: 91]. kal là từ Khmer gốc Sanskrit là kalā có nghĩa là phần, bộ phận, phần thời gian. Huệ Thiên cho rằng, không có mối liên hệ về nghĩa giữa kalcơn (2006: 377) là không chính xác, bởi cơn trong cơn gió, cơn bệnh, cơn giận, cơn điên, cơn mưa, đòi cơn, cơn rét, có cơn… đều là mang nghĩa “lúc”. Như vậy, cơn (trong nguồn cơn, cơn cớ) là gốc Hán, ngẫu nghiên đồng âm với cơn (cơn mê) là từ gốc Khmer-Sanskrit.
dt. HVVD lượng từ, trỏ khoảng thời gian xảy xa một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng tâm sinh lý. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.6). Cơn lừng lẫy: cơn giận.
cốm 粓
◎ Nôm: 𥼲 cốm, cám, cơm là các đồng nguyên tự gốc Hán, AHVcám (nước gạo). Sang tiếng Việt đã được chuyển nghĩa, tách từ. cám: loại gạo giã (Paulus của 1895), nay trỏ loại ngũ cốc đã xay giã để cho gia súc. cốm: loại gạo giã từ thóc nếp non. cơm: trỏ gạo đã nấu chín. x. cơm.
dt. món làm từ thóc nếp non. Lân cận nhà chàu no bữa cốm, bạn bè kẻ trộm phải đau đòn. (Bảo kính 148.3). Danh hoạt là cốm non thay xanh vàng. (CNNA 15).
cửa song 𬮌牕
dt. cửa sổ. Cửa song dãi, xâm hơi nắng, tiếng vượn kêu, vang cách non. (Ngôn chí 21.3). song: từ gốc Hán, sổ :từ gốc Việt.
diều 鷂
◎ Nôm: 鷂 AHV: diêu.
dt. <Nho> diều hâu, diều gốc Hán, hâu gốc Việt, loài chim ăn thịt, hình giống chim ưng nhưng nhỏ hơn (nên gọi là diều ưng 鷂鷹), thường bắt gà con và các loài chim non để ăn, dùng để ví với cái ác hay bọn tiểu nhân. văn điếu Khuất Nguyên của Giả Nghị đời Hán có câu: “Loan phượng náu mình chừ, diều cú cao bay: rều rác vinh hiển chừ, gièm dua đắc chí; hiền thánh long đong chừ, thẳng ngay sấp ngửa.” (鸞鳳伏竄兮,鴟梟翺翔:闒茸尊顯兮,讒諛得志;賢聖逆曳兮,方正倒植 loan phượng phục thoán hề, si hiêu cao tường: tháp nhung tôn hiển hề, sàm du đắc chí; hiền thánh nghịch duệ hề, phương chính đảo thực). Cả câu ý nói: người quân tử như chim loan chim phượng phải náu mình vì bị cuộc đời ô trọc ngăn trở, còn nhiều lũ diều cú (tiểu nhân) thừa cơ lại được bay lượn hoành hành. Phượng những tiếc cao diều hãy liệng, hoa thì hay héo cỏ thường tươi. (Tự thuật 120.5).
đc. <Nho> dịch cụm 鳶飛魚躍 diên phi ngư dược (con diều bay, con cá nhảy). Sách Trung Dung có đoạn: “đạo của người quân tử thật rộng lớn nhưng cũng rất vi diệu. Dù có thế thì đến cả người ngu dốt trong đám đàn ông đàn bà cũng có thể biết được phần nào. Còn như đến đỉnh điểm của nó, thì dẫu thánh nhân cũng còn có điều không thể biết được. Dẫu là những người kém cỏi trong đám đàn ông đàn bà bình thường, cũng có thể thi hành được phần nào. Còn như đến đỉnh điểm của nó, thì dẫu thánh nhân cũng còn có điều không làm được. Rộng lớn như trời đất, mà người ta còn cảm thấy có chỗ không vừa ý. Cho nên đạo của người quân tử, nếu nói chỗ lớn, thì trong thiên hạ chẳng có gì có thể bao chứa được nó; nếu nói chỗ nhỏ, thì trong thiên hạ chẳng có gì có thể tách chia được nó. Kinh Thi nói: “chim diều bay lên trời cao, con cá lặn xuống vực sâu”. Tức là nói xét cả trên trời dưới đất vậy.” (君子之道費而隱。夫婦之愚,可以與知焉,及其至也,雖聖人亦有所不知焉;夫婦之不肖,可以能行焉,及其至也,雖聖人亦有所不能焉。天地之大也,人猶有所憾,故君子語大,天下莫能載焉;語小,天下莫能破焉。《詩》云:‘鳶飛戾天,魚躍于淵’言其上下察也). Bành được thương thua: con tạo hoá, diều bay cá dảy đạo tự nhiên. (Tự thán 103.4). Câu này ý nói cái đạo bao trùm mọi sự vật trong thế giới.
dể duôi 易唯
◎ Phiên khác: rạch ròi (TVG), rẻ roi (ĐDA). Như vậy, “dể” gốc Hán, “duôi” có khả năng là gốc Việt, nhưng hiện chưa tìm thấy đối ứng.
đgt. <từ cổ> khinh miệt [Rhodes 1651 tb1994: 73], “khinh de duoi” [Morrone 1838: 228], khinh dể [Paulus của 1895: 228]. Bạn tác dể duôi đà phải chịu, anh em trách lóc ấy khôn từ. (Bảo kính 180.5). dể duôi cha mẹ [Rhodes 1651 tb1994: 73], …chịu khốn chịu khó người ta dể duôi, cho đến già cả… (phép giảng tám ngày: 127).
gánh 扛
◎ Nôm: 梗 âm phiên thiết: giang, AHV: công, ABK: káng. gồng trong gồng gánh, ghính, cáng trong cáng đáng, công trong công kênh. Âm HTC: *kruŋ (Lý Phương Quế), *kroŋ (Baxter). Kiểu tái lập ở thế kỷ XV: ?gaɲ⁵ (*a-gánh), có khả năng được song tiết hoá thành *a- gánh, chuẩn đối với *cơ- lui (*klui¹). Về *?g- xin xem HT Ngọ (1999: 58, 61, 111, 114, 115), Shimizu Masaaki (2002: 768). Ss đối ứng tam, dam (21 thổ ngữ), tliəŋ (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 220]. Như vậy, “gánh” gốc Hán, “đem”/ “đam” gốc Việt-Mường. Hình thái có tl- có khả năng gốc Nam Á.
đgt. đảm đương. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; lui, ngõ được đất Nho thần. (Trần tình 37.3).
gặp 及
◎ Nôm: 趿 AHV: cập âm HTC: g(r)jip [Baxter 1992: 558]. Còn có âm đồng nguyên nữa là kịp. Xét, trong số 7 lần xuất hiện, “gặp” 5 lần ở câu sáu chữ, 2 lần ở câu đủ bảy chữ. Như vậy, thế kỷ XV có song thức ngữ âm. Kiểu tái lập: *?gap⁶ (*a- gặp). x. gầy, x. gánh. Ss đối ứng kăp, kʼăp, ɤăp (23 thổ ngữ Mường), tol, dol, don (5 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 221]. Như vậy, “gặp” gốc Hán, “tới” gốc Việt-Mường. .x tới.
đgt. <từ cổ> tìm thấy. Thiên Thai hái thuốc duyên gặp, Vị Thuỷ gieo câu tuổi già. (Thuật hứng 54.5).
đgt. vào lúc mà có được, vào dịp mà thấy được, đến khi, đến lúc, dịch chữ cập kỳ 及期. Từ ngày gặp hội phong vân, bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. (Trần tình 37.1)‖ (Tự thán 99.1)‖ (Bảo kính 135.7)‖ Gặp tiết lương thần. (Vãn xuân 195.1)‖ Gặp xuân. (Đào hoa thi 230.4).
hòn 丸
AHV: hoàn, ABK: wán, HHVH: viên, vón. hòn / viên / vón / bón (táo-) / hoàn là gốc Hán, cục là gốc Việt.
dt. viên. Chúa ràn nẻo khỏi, tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.6), Ss đất Bụt mà ném chim trời, chim thì bay mất, đất rơi xuống chùa. Câu này có ý răn mình chớ có làm những việc đâu đâu. “việc làm chỉ có tốn công, không có kết quả gì” [TVG,1956: 128]
hổ hang 虎馨
đgt. tt. <từ cổ> thẹn, e, ngại. “hổ hang. Hổ thẹn. Hổ mặt. Hổ nhuốc. id” [Taberd 1838: 200]. Xét, hổ gốc Việt, thẹn (㥏) gốc Hán. Tôi ngươi thì một lòng trung hiếu, mựa để nghìn đời tiếng hổ hang. (Tự thán 93.8). Hổ hang vậy cũng người ta, so loài cầm thú vậy mà khác chi. (lvt c. 1255). làm người sao chẳng hổ hang, thua em kém chị xóm làng cười chê. cd
hột 核
◎ Nôm: 紇 AHV: hạch, âm HTC: guud (phan ngộ vân, Trịnh Trương Thượng Phương), gut (Baxter). Ss đối ứng hot (27 thổ ngữ Mường), ok (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 226]. hột / hạt là từ gốc Hán đọc theo âm THV, óc là từ gốc Mường, có thể lưu tích còn trong từ óc chó (hạt hồ đào) [x. ĐT Lợi 2009: 896].
dt. hạt. Cành khô gấp bấy nay nên củi, Hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.4).
khi 期
◎ Nôm: 欺 AHV: ki, kì. Nghĩa gốc là “kỳ hẹn” (quãng thời gian ước định với nhau), như nhiệm kì, chu kì, thời kì, sau trỏ một quãng thời gian nào đó, như tiến hành kì (lúc tiến hành), anh nhi kì (thời con trẻ), thanh niên kì (thời trai trẻ),… Ss đối ứng kʼi (27 thổ ngữ Mường), luk (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 230]. Như vậy, lúc, thuở là từ gốc Việt-Mường, ban, khi là từ gốc Hán.
dt. lúc. Trong khi hứng động bề đêm tuyết, ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Ngôn chí 4.7, 5.7)‖ (Mạn thuật 32.8)‖ (Trần tình 42.5, 44.7)‖ (Thuật hứng 66.5)‖ (Tự thán 71.6, 88.4, 98.3, 101.4)‖ (Bảo kính 128.5, 131.5, 133.1, 139.3, 144.6)‖ (Giới sắc 190.8)‖ (Giới nộ 191.7)‖ (Miêu 251.3)‖ (Trư 252.5). x. ban.
khói 灰
◎ Nôm: 𤌋 {火 hoả + 塊 khối}. Chữ 灰 có AHVhôi, khôi với nghĩa “lửa lụi gọi là khôi” (火之滅者為灰) [Lễ Ký- nguyệt lệnh]. Ss đối ứng kʼɔj (30 thổ ngữ Mường), buɲ (14), βuɲ (7) [NV Tài 2005: 231].
dt. <từ cổ> tro, xét “tro” còn có các đồng nguyên tự là “lọ” và “nhọ” với nghĩa màu tro than. Như vậy, “khói” gốc Hán, “tro” gốc Việt, “mun” gốc Nam Á. Tuy nhiên, “tro” vẫn luôn được dùng phổ biến, nên chuyển nghĩa thành “khí màu xám đục bốc lên từ tàn lửa tro bụi”. Mặt khác, “khói” cũng có đối ứng kʰɔj3 (Mường), kăhɔi3 (Rục), kahɔɔy (Thà Vựng) [VĐ Nghiệu 2011: 61], chứng tỏ gia nhập rất sớm. Am rợp chim kêu hoa xảy động, song im hương tịn khói sơ tàn. (Ngôn chí 17.4).
dt. hơi bốc lên từ mặt nước, hoặc khí mù. Khói trầm thuỷ quốc quyên phẳng, nhạn triện hư không gió thâu. (Ngôn chí 14.5, 19.4).
khô 枯
◎ Ss đối ứng kʼo (30 thổ ngữ Mường), saw (3 thổ ngữ), kʼaɲ [NV Tài 2005: 231]. Như vậy, khô- ráo là hai từ gốc Hán, khaich “nứt” (NV Khang 2001: 210) là từ gốc Mường. Kết hợp tư liệu của NV Tài và NV Khang cho thấy, ngữ tố này mang nghĩa “khô nứt nẻ”.
tt. khô, sách Thuyết Văn ghi: “Khô: gỗ khao” (枯,槁木也). Cành khô gấp bấy nay nên củi, hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.3). x. khao, x. khô khao.
không 空
dt. không trung, trên trời. Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không, xem ắt lầm một thức cùng. (Thuỷ trung nguyệt 212.1). x. hư không, sắc không, tay không.
tt. hư ảo. Nguyệt mọc đầu non kình dỏi tiếng, khói tan mặt nước thẩn không lầu. (Ngôn chí 19.4). Đành hay thương hải đòi thì biến, đà biết nhân gian mọi sự không. (Thuật hứng 62.6)‖ (Bảo kính 130.8).
đgt. không có. (Mạn thuật 29.5)‖ Túi đã không tiền, khôn chác rượu, vườn tuy có cúc, chửa đâm hoa. (Quy Côn Sơn 189.3).
tt. ở trạng thái không đựng gì bên trong, trống. Sầu nặng thiếu lăng biên đã bạc, hứng nhiều Bắc Hải chén chưa không. (Thuật hứng 50.4): x. Bắc Hải.‖ (Bảo kính 139.5).
p. hết, sạch. Chặm tự nhiên lều một căn, giũ không thảy thảy tấm hồng trần. (Tự thán 102.2)‖ (Bảo kính 178.8). Ss đối ứng kʼoŋ (4 thổ ngữ Mường), căŋ (16 thổ ngữ). ở thế kỷ XV, “không” mới bắt đầu hư hoá, lúc này, chưa được dùng như một phó từ phủ định, còn “chăng”, “chẳng”, “chưa”, “chửa” (gốc Việt-Mường) và “khôn” (gốc Hán) vẫn đang khá phổ dụng.
khoẻ 快
◎ Nôm: 跬 AHV: khoái. Ss đối ứng kʼwe⁴ (28 thổ ngữ Mường), noŋ (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 231]. Như vậy, khoẻ gốc Hán, nong gốc Mường. x. mạnh. Tương ứng khuôn vần -oe (THV) ~ -oai (AHV): kẻ ~ cái/ giới 界, quẻ ~ quái 卦, ghẻ ~ cái 疥, kẻ ~ cái / giới 介 (trong kẻ ở người đi), (giấy) kẻ ~ giới (chỉ) 界紙. [An Chi 2005 t2: 382], thuộc hệ đối ứng a (AHV) ~ e (THV), x. keo.
tt. trái với đau yếu. Sách Xuyết Canh Lục 輟耕錄 ghi: “Đời nói: ngày có tật bệnh thì không khoẻ.” (世謂有疾曰不快). Sách hậu Hán Thư phần Hoa đà truyện ghi: “Cơ thể không khoẻ” (體有不快). Tương ứng phần vần oai < oe: 卦 quái - quẻ , 槐 hoài - Hoè , 拐 quải - què. Như vậy đây là từ tiền Hán Việt, gia nhập vào đời Hán. Đạo ta cậy bởi chân non khoẻ. (Mạn thuật 23.3)‖ (Thuật hứng 66.3).
dt. sức. Già vuỗn lấy rượu phù khoẻ, hoạ lại quên lòng khó khăn. (Tự thán 110.7)‖ (Tùng 219.2, 220.2)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.5)‖ (Trần tình 37.6)‖ Hết khoẻ. (Trần tình 43.7): dịch chữ tận lực (hết sức).
kêu hót 呌唿
đgt. kêu (gốc Hán) = hót (gốc Việt). Vườn quạnh dầu chim kêu hót, cõi trần có trúc dừng ngăn. (Tự thán 110.5). x. hót.
la đá 羅𥒥
dt. âm cổ của đá khi tiếng Việt vẫn còn tồn tại từ cận song tiết lata, lưu tích của âm này hiện còn trong một số tiếng dân tộc ở Việt Nam: lata² (Mày- Rục), ate² (Arem), tata² (Mã Liềng), tata² (Sách) [NV Tài 1976: 64]. Trần xuân ngọc lan căn cứ vào những cứ liệu trên và cứ liệu tiếng Mường (la tá, hay lá tá) để phiên âm [1978: 41-42]. la đá, theo An Chi, là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ 石 mà âm Hán Việt hiện đại là thạch (= đá). la là một hình thái âm tiết hoá của yếu tố đầu tiên trong một tổ hợp phụ âm đầu cổ xưa, có thể là *r của chữ 石. Âm tiết này đã rụng đi vì sự tồn tại của tiền âm tiết không phù hợp với xu hướng đơn tiết hoá điển hình của tiếng Việt [An Chi 2006 t4: 296]. Tiếng Việt cổ từ thế kỷ XVII trở về trước vẫn còn từ này, như đã nêu. Lưu tích âm lata còn tồn tại trong tên vị thần đá là Lộ Đố Lộ Đá hiện đang được thờ ở một số địa phương như Tòng Củ (Hưng Yên) [ĐTB Tuyển 2001: 539-547], đây là biểu hiện của việc tín ngưỡng thờ đá đã bị hoà trộn với tín ngưỡng thờ các anh hùng và nhân vật lịch sử. Dấu người đi la đá mòn, đường hoa vướng vất trúc lòn. (Ngôn chí 21.1)‖ (Thuật hứng 54.1)‖ Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.6). La đá tầng thang, đúc một hòn vẻn vẹn một hòn (Vịnh Hoa Yên tự )‖ Ơn nặng bằng núi đất, núi la đá. (Phật Thuyết 41b)‖ Vũ bạc thực mưa la đá (Tuệ Tĩnh- nam dược) ‖ Hoặc là nâng chưng dưới hòn la đá trong nơi chốn dưới núi ôc-tiêu (Tuệ Tĩnh- thiền tông 22b). x. đá.
lánh 掙
◎ Nôm: 另 Đây là từ gốc Hán, “tránh 掙: dùng sức mà lột bỏ ra được gọi là tránh thoát 掙侻” [Đặng Thế Kiệt; Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 1874 - 1875]. Thuỷ hử truyện có câu: “trịnh đồ tránh không được, bèn hạ dao sang một bên” (鄭屠掙不起來,那把尖刀也丢在一邊). AHV: lánh. Kiểu tái lập: *tlánh. “tlánh: tránh né. tlánh cho khỏi: anh hãy lui ra.” [Rhodes 1651 tb1994: 231]. “Lánh: trốn tránh. Lánh mềnh: lánh khỏi, thoát thân. tlánh: cùng một nghĩa” [Rhodes 1651 tb1994: 133]. Ở thế kỷ XVII, tồn tại song thức ngữ âm. Thuỷ âm kép tl- là kiểu Việt hoá [TT Dương 2013b].
đgt. thoát khỏi (chốn cạm bẫy, quan trường,…). (Ngôn chí 2.2, 17.1)‖ (Mạn thuật 29.2)‖ (Bảo kính 154.2, 159.2)‖ Vũ Tử lui tuy chịu dại, Bá Di lánh mới nên thanh. (Bảo kính 166.6). tránh.
đgt. tránh, né (cái gì). Lánh trần náu thú sơn lâm, lá thông đàn, tiếng trúc cầm. (Thuật hứng 70.1), dịch chữ tị thế 避世‖ (Tự thán 91.4).
lạnh 冷
AHV: lãnh. Ss đối ứng ca (23 thổ ngữ Mường), ʑεt (3), năc (3) [NV Tài 2005: 262]. Như vậy, lạnh - rét gốc Hán, Giá gốc Việt-Mường.
tt. trái với nóng. Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu (Trần tình 40.6)‖ (Thuật hứng 46.6, 66.5, 115.4, 120.4)‖ (Bảo kính 139.6, 167.5)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.6).
tt. <Nho>, <từ cổ> trong trẻo một cách cô đơn và lạnh lẽo, nói tắt của thanh lãnh 清冷. Vừa hàm nghĩa là “nhàn quan” vừa hàm nghĩa là vị quan thanh liêm. Ta ắt muốn nhàn quan muốn lạnh, lo thay vì luỵ phải thờ ơ. (Tự thán 108.7). Dịch chữ lãnh hoạn 冷宦. Lô Kỳ 卢琦 trong tống ngô nguyên chẩn có câu: “Quan lạnh chớ than quê nhà thẳm, cố nhân toàn ở sảnh đài cao.” (冷宦莫嗟鄉國遠,故人今在省臺多 lãnh hoạn mạc ta hương quốc viễn, cố nhân kim tại sảnh đài đa). Đỗ Phủ có câu: “các ngài tấp nập thăng đài sảnh, mỗi bác quảng văn chức lãnh quan” (諸公衮衮登台省,廣文先生官獨冷 chư công cổn cổn đăng đài sảnh, quảng văn tiên sinh quan độc lãnh). Cốt lạnh hồn thanh. (Thuật hứng 54.7), ý nói cốt cách thanh tao, tâm hồn trong sáng luôn nghĩ đến việc đạo nghĩa “âu còn nợ chúa cùng cha”.
lặt 󰭾
◎ (cự 巨+ phiêu 票) viết nhầm từ 票巨 (cự 巨+ lật 栗). Chữ cự báo hiệu đọc chỉnh tổ hợp phụ âm đầu. Kiểu tái lập: *klặt. Thế kỷ XVII: *mlặt hoặc *mnhặt. [Rhodes 1651 tb1994: 149], lưu tích: nhặt nhạnh, lượm lặt = lượm nhặt. Có thuyết cho là nhầm từ chữ 禀巨 (巨 cự +禀 lẫm), đọc là lượm, tái lập là *klam. [NQH 2008: 2=uy nhiên, việc nhầm từ 栗 sang 票 diễn ra có hệ thống trong văn bản. Gaston tái lập là *klặt [1967: 43, 62: x. TT Dương 2012a]. x. sắt, trật, sầm. Như vậy, lượm/ liễm là từ gốc Hán, lặt/ nhặt là từ gốc Việt
đgt. dùng ngón tay nhấc lên. Lặt hoa tàn, xem ngọc rụng, soi nguyệt xủ, kẻo đèn khêu. (Tự thán 105.5).
lẹt lạt 劣辣
tt. <từ cổ> thấp kém. lẹt (劣) gốc Hán [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 368], lạt gốc Việt, lưu tích trong hèn mạt/ hèn lạt (hèn = lạt = kém).x. mạt. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.5).
lồng 籠
◎ Nôm: 篭 AHV: lung. Ss đối ứng loŋ (11 thổ ngữ Mường), sɔŋ (4 thổ ngữ), rɔ (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 235]. Như vậy, “lồng” gốc Hán, “rọ” gốc Việt-Mường.
dt. dụng cụ bằng tre, để nhốt động vật. Hùm oai muông mạnh còn nằm cũi, khiếu hót chim khôn phải ở lồng. (Tự giới 127.6)‖ (Lão hạc 248.8). x. anh vũ mắc lồng.
đgt. in, có ánh sáng xuyên qua. Tác ngâm song có mai và điểm, dời ngó rèm lồng nguyệt một câu. (Bảo kính 159.4)
lỗi thác 纇錯
◎ Nôm: 磊托 / 磊錯
tt. HVVT <từ cổ> sai nhầm. Chữ lỗi 纇 vào tiếng Việt khá sâu, nên người bản ngữ coi như một từ thuần Việt, sau đó lại dùng nó để giải nghĩa cho từ cận nghĩa gốc Hán khác là thác. thác 錯 nghĩa gốc là các vết khắc tạp loạn trên ngọc trên đá. Kinh Thư thiên Vũ cống có câu: 厥賦惟上上錯 quyết phú duy Thượng Thượng thác, lời truyện chua rằng: 錯 thác là 雜出 tạp xuất (xuất hiện hỗn loạn), lời sớ viết rằng: “giao thác là mang nghĩa ‘tạp nham’, bởi vốn tháctạp, là loạn.” (交錯是閒雜之義,故錯爲雜也,又亂也). Tiếng Hán không có từ kép lỗi thác. Lỗi thác sá toan nơi ủy khúc, hoà hưu thì khiến nõ tù mù (Bảo kính 152.5)‖ Ân tây là ấy yêu dường chúa, lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh. (Bảo kính 158.6)‖ Làm người biết máy, khôn sao, lỗi thác ai vì mỗ chút nào. (Bảo kính 167.2). x. thác, x. lỗi.
mát 沫
◎ Ss đối ứng mat, mac (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 238]. “mát” là từ gốc Việt-Mường, “lạnh” là từ gốc Hán. x. giá.
tt. trái với nóng. (Ngôn chí 9.3, 21.5)‖ Tựa cội cây ngồi hóng mát, leo heo ta hãy một leo heo. (Thuật hứng 67.7).
máy 楣
◎ Ss đối ứng măj (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 238]. là từ gốc Hán, máy là từ gốc Việt-Mường.
dt. dịch chữ ki 機, ví dụ Máy trời dịch từ chữ thiên ki. Ngồi thiền định quên máy ← 禪定忘機 (TKML ii 23a6). Làm người biết máy, khôn sao, lỗi thác ai vì mỗ chút nào. (Bảo kính 167.1). biết máy: dịch chữ tri cơ (知機) nghĩa là “biết được then máy (quy luật vận động) của đất trời”.
mống 萌
◎ Nôm: 夢 AHV: manh. Đối ứng: ông- anh như mống (đứa) manh 氓 [An Chi 2006 t4: 310]. Lưu tích trong manh nha; chồi - mầm là các từ gốc Việt, mống/ manh - nha là các từ gốc Hán.
dt. <từ cổ> mầm, chồi. “mống: chồi mộng” [Paulus của 1895 ii: 50]. mống, tự nhiên lại có cây, sự làm vướng vất, ắt còn chầy. (Mạn thuật 25.1)‖ (Hoè 244.1). đng chồi.
nghé 兒
◎ Nôm: 𤚇 Đối ứng nh- ng-, còn thấy bảo lưu trong các chữ Hán có AHVnghê như: 倪 (trẻ con, lưu tích trong ngô nghê), 猊 (con sư tử = con nghê), 霓 (cầu vồng), 鯢 (cá kình cái, trong kình nghê), 麑 (hươu non). Ss đối ứng tlu kɔn (10 thổ ngữ Mường), ŋε (8 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 248]. Như vậy, “nghé” là gốc Hán, “trâu con” gốc Việt-Mường. Chỉ có “nghé” là danh từ.
dt. con trâu con. Xét, các loài vật nhỏ thường dùng chữ “nhi”, như ngựa non là nhi mã, mèo con là nhi miêu, trâu con là nhi ngưu. Ví dụ quan trung tấu nghị của Dương Nhất Thanh có câu: “còn 140 con nghé, 12 con lừa” (存兒牛百四隻驢一十二頭 tồn nhi ngưu bách tứ chích, lư nhất thập nhị đầu). “đồng độc: trâu nghé hiệu là trâu con” (CNNA 55b). Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5), dịch từ câu sảy ràn tan nghé, sau có dị bản là sảy đàn tan nghé. x. ràn.
ngát 𠯪
tt. thơm. Có xạ, tự nhiên mùi ngát bay, lọ là đứng gió xang tay. (Bảo kính 172.1). Các ngữi tố thơm - ngát là gốc Việt, hinh - phức gốc Hán.
ngây 𬏝 / 疑
AHV : si. Về Từ Nguyên có hai khả năng. (1). “ngây” là một từ gốc Hán, nhưng bị đọc nhầm theo thanh phù “nghi”. (2) “ngây” là gốc Việt, nhưng ngẫu nhiên trùng hình với chữ Hán “si” 癡, với tự dạng như Paulus của 1895 ghi. Nay tạm theo thuyết sau.
đgt. <từ cổ> ngốc, dại, si dại, “cuồng trí, khùng,. Ngây ngây: cuồng tâm, lảng trí, mất trí” [Paulus của 1895 t2: 82]. Quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.4), Ss Trình Minh Đạo trong gia huấn có câu: 官不在愚 quan bất tại ngu [TVG, 1956: 122]‖ (173.1)‖ Tử tái đường nghèo lòng mựa ngây. (Nhạn trận 249.8).
người 人
◎ Nôm: 𠊚 / 㝵 AHV: nhân, âm HTC: njin (Baxter, Lý Phương Quế), ɳjin (Vương Lực). Xét, 人 có thuỷ âm ŋ- thượng cổ, được dùng để làm thanh phù cho 見 (目 mục +儿 nhân) và 艮 (目 mục +儿 nhân), rồi hai chữ này lại tiếp tục làm thanh phù cho các chữ có thuỷ âm ŋ- [An Chi 2006 t4: 265- 272], như nghiễn 硯, nhãn 眼, ngân 銀, ngân 垠, ngân 痕, ngân 齦, ngân 泿, trong đó nhãn có âm HTC là ngươi (con ngươi, bạch nhãn: ngươi trắng, hắc nhãn: ngươi đen), ngân 痕 ~ ngấn, ngân 垠~ ngần / ngăn, nghiễn 硯 ~ nghiên. Mặt khác, đối ứng ɲ- (AHV) ŋ- (THV) đã được chứng minh. Ss quan hệ giữa chung âm -n (AHV) -j (THV) như sau: 蒜 toán tỏi, 懶 lãn lười, 鮮 tiên tươi,眼 nhãn ngươi,… như vậy, người ~ ngươi có khả năng là âm THV có từ trước đời Tần. Ss đối ứng: ŋɯəj¹ (Mường), ŋɯəj² (Rục) [VĐ Nghiệu 2011: 57], ŋaj¹ (nguồn), mol⁵ (Mường bi), ŋa¹ (Chứt), kwai (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235]. Các đối ứng có ŋ- đều là gốc Hán, phân biệt mới mol (người) là gốc Nam Á.
dt. Như ngươi. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.7, 5.4, 6.1, 6.6, 8.6, 21.1, 22.3)‖ (Mạn thuật 24.3, 26.8, 32.5)‖ (Trần tình 39.4, 43.5, 44.7, 45.2)‖ (Thuật hứng 47.3, 48.5, 49.4, 56.3, 61.7, 63.1, 70.3)‖ (Tự thán 71.3, 74.6, 76.1, 76.6, 85.1, 86.4, 90.5, 91.1, 91.5, 103.8, 106.6)‖ (Tự thuật 120.3, 121.5)‖ (Tự giới 127.1)‖ (Bảo kính 128.6, 129.5, 130.6, 135.4, 136.4, 137.4, 138.6, 139.1, 141.7, 145.3, 146.6, 147.1, 148.6, 149.1, 149.5, 156.1, 157.2, 160.5, 161.2, 167.1, 171.5, 172.3, 173.5, 174.4, 174.8, 175.4, 175.6, 177.7, 178.2, 179.3, 179.8, 180.3)‖ (Tích cảnh thi 203.1, 207.2, 210.2)‖ (Mai 214.7)‖ (Cúc 216.1)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1)‖ (Mai thi 224.2, 225.4, 226.1)‖ Trời sinh vật vuỗn bằng người, nẻo được thơm tho thiếu tốt tươi. (Mộc hoa 241.1).
ngại 礙
◎ Nôm: 礙 / 碍 / 𪿒 đgt. lo, lo lắng. Sách Hoài Nam Tử có câu “vẫn đều được che chở, nên chẳng có gì trở ngại” (洞同覆載,而無所碍 đỗng đồng phú tái, nhi vô sở ngại).
đgt. tt. e, như e ngại, trong đó e gốc Việt, ngại gốc Hán. (Thủ vĩ ngâm 1.6)‖ (Mạn thuật 23.2)‖ Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn, cửa quyền hiểm hóc ngại xung xăng. (Mạn thuật 27.2, 28.6)‖ (Thuật hứng 46.2, 52.6, 60.1)‖ (Tự thán 75.4)‖ (Tự thuật 113.2, 121.6)‖ (Bảo kính 140.6, 158.1, 160.1, 161.6, 168.7)‖ (Tích cảnh thi 206.2).
nói 呐
◎ Ss đối ứng po, bo (15 thổ ngữ Mường), nɔj (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 254]. Như vậy, nói/ thưa là từ gốc Việt, thốt gốc Hán.
đgt. thưa. Cầm đuốc chơi đêm, này khách nói, tiếng chuông chưa dộng ắt còn xuân. (Vãn xuân 195.7).
nở 𦬑
◎ Ss đối ứng dε, tε, (18 thổ ngữ Mường), dɣ, rɣ (8) [NV Tài 2005: 256]. Đối ứng n- (Việt) với d- và r- (Mường), kiểu tái lập cho proto Việt-Mường: *drɣ.
đgt. (hoa) khai. nở gốc Việt-Mường, khai gốc Hán. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi. (Ngôn chí 2.5)‖ (Tự thán 102.6)‖ (Bảo kính 164.8)‖ (Mai 214.2)‖ (Mộc cận 237.3)‖ (Dương 247.2).
ruộng 壟 / 壠
◎ Nôm: 𬏑 / 𪽞 Đọc theo âm THV. Nguyên tiếng Hán có các nghĩa: ruộng, bờ ruộng, luống cày và nơi cao nhất trong khoảnh ruộng dùng để táng mồ mả, từ nghĩa này lũng mới có nghĩa là “cái mả” (nghĩa này hay được dùng từ đời Tần đến đời Tấn). Với nghĩa là cái gò cao, 壟 còn có các đồng nguyên tự là 隴, 陵, 陸, 隆 [Vương Lực 1984: 314-315]. Kiểu tái lập cho âm HTC: *roŋ [Schuessler 2007: 363]. Chúng tôi tái lập là *throŋ, sau cho âm thung lũng trong tiếng Việt với nghĩa gộp trỏ “không gian có nhiều gò (cao) và khoảng đất trũng giữa các gò đó (thấp), cũng tương tự như *throŋ cho âm thuồng luồng (một tên gọi khác của con rồng, như Nguyễn Tài Cẩn đã gợi ý. x. rồng). Từ Hán Việt lũng đoạn cũng có nghĩa gốc như trên. Như vậy, chữ lũng 壟 có các lưu tích ruộng, luốngthung lũng trong tiếng Việt. Ngoài ra, chữ lục 陸 (một đồng nguyên tự khác nữa của nó) còn cho âm rộc (nghĩa là ruộng nước ven ngòi lạch hoặc trong hẻm núi) [NQ Hồng 2008: 962]. Ví dụ: nhất sở rộc tân xứ [một thửa ở xứ rộc tân] (bia 10500, khắc năm 1598). thèm nỡ phụ canh cua rộc (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân Am 8b). ruộng rộc [Béhaine 1773: 509; Paulus của 1895: 260]. Phng. Nghệ An: rọng: ruộng. rọng bề bề không bằng nghề cầm tay. Tng. [TH Thung 1997: 225]. Kiểu tái lập: kiểu tái lập: *tʰroŋ⁴. [TT Dương 2012c]. Ss đối ứng hrɔŋ (4 thổ ngữ Mường), rɔŋ (13), hɔŋ (2), lɔj (1) [NV Tài 2005: 256]. Như vậy, ruộng là gốc Hán, nương - nội gốc Việt.
dt. đất cày cấy. (Trần tình 43.7)‖ Ruộng đôi ba khóm đất con ong, đầy tớ hay cày kẻo mướn mung. (Thuật hứng 56.1)‖ (Bảo kính 129.7, 140.7, 150.7, 177.7)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.5).
rưới 灑
AHV: sái. HHV: rảy [NN San 2003b: 178]. Các cặp gốc Hán tương ứng: rầu ~ sầu, rây ~ , rưới ~ rảy ~ sái.
đgt. tưới, rảy. Mưa thu rưới ba đường cúc, gió xuân đưa một rãnh lan. (Ngôn chí 17.5).
rốt 卒
◎ Nôm: 󰭾 / 室 {票 phiêu +巨 cự}, nhầm từ 栗 {栗 lật + 巨 cự}, kiểu tái lập *krot⁵ [TT Dương 2012c]. rốt là từ gốc Hán, với nghĩa là “chết” trong từ chết tốt. Thú vị là với nghĩa này thì AHV đọc là tuất, như tử tuất. Thế nhưng người Việt vẫn quen đọc là tốt. Từ động từ nghĩa là chết, chữ tốt chuyển sang dùng làm phó từ với nghĩa là “sau cuối, cái đoạn cuối cùng”, tiếng Việt gọi là rốt / rút. Như câu 卒能成事 tuất năng thành sự (rốt cục có thể nên việc). Đứng trong dãy 鬚 râu > tu, 瀉 rửa > tả, 胥 rể > tế, thì 卒 rốt > tốt rất có thể là âm THV.
dt. <từ cổ> cuối, đoạn cuối, lưu tích còn trong chữ sau rốt, rốt cuộc . “rốt: ở đàng sau hết, ở sau chót, ở dưới chót. rốt đáy: ở dưới chót, ở dưới đáy. rốt năm: cuối năm, cùng năm.” [Paulus của 1895: 883]. so bốn mùa đâu bằng xuân rốt (hoàng sĩ khải - tứ thời khúc vịnh)‖ rốt đời nhà trần vâng mệnh sang sứ nước bắc (Truyền Kỳ Mạn Lục giải âm - hạng vương từ ký). Còn lưu tích trong các chữ rốt lòng, rốt hết, rốt ráo. Chưng lời đức thánh đời trước noi trời dựng mực rốt chẳng chi lớn hơn việc lễ <tiền thánh kế thiên lập cực chi đạo mạc đại ư lễ 前聖繼天立極之道莫大於禮 (Lễ Ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa - Lễ Ký đại toàn tự: 1a).
p. <từ cổ> cuối cùng. Tuỳ binh thiêu đốt bốn bên, hậu lý rốt bèn khôn biết cậy ai. (Thiên Nam Ngữ Lục, c. 2704) hai mươi tuất rốt, hai mươi mốt nửa đêm: tiếng nói về mặt trăng, ngày hai mươi coi giờ tuất, ngày hai mốt chừng nửa đêm mới mọc” Tai thường phỏng dạng câu ai đọc: “rốt nhân sinh bảy tám mươi”. (Tự thán 76.8)‖ (Bảo kính 138.8). Dịch câu nhân sinh thất thập cổ lai hy 人生七十古來稀 của Đỗ Phủ.
đgt. <từ cổ> dịch chữ cùng 窮 (thực hiện đến cùng, cố cùng, làm cho rốt ráo), lưu tích còn trong từ rốt ráo. Chàu mặc phận, nguôi lòng ước, rốt an bần, ấy cổ lề. (Tự thán 88.6). cùng (窮) nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; rốt (栗) thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi đụt lốc (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú 28a2).
so 𲄴
◎ {cư 車 + lô 卢 < 盧}. Kiểu tái lập: *klo. *kro > so. 𨎆 {cư 車+ sô 芻}. Kiểu tái lập: *kso [xem TT Dương 2012a]. đng mỉa.
đgt. sánh với. Ngàn nọ so miền Thái Thạch, làng kia mỉa cảnh Tiêu Tương. (Trần tình 42.3)‖ Huống lại bảng xuân sơ chiếm được, so tam hữu chẳng bằng mày. (Mai thi 226.4). đng sánh. sánh, , bằng gốc Hán; so gốc Việt.
sào 篙
◎ Nôm: 高 Văn bia Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi ký khắc năm 1157 ghi “nhị bán cao” nghĩa là “hai sào rưỡi” [văn bia thời lý 2010]. Phiên khác: cao (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). TV Giáp còn đề xuất cách hiểu “cao” viết nhầm từ “膏” nghĩa là “mỡ tức là mực, ý nói con trâu ở trong cái nghiên mực, được bồi dưỡng nhiều về chất béo của văn chương” (1956: 180). Xét, “sào văn” chuẩn đối với “ruộng thánh”. Nay đề xuất. Ss đối ứng k’aw (20 thổ ngữ Mường), ʂaw (5), t’aw (1), p’aw (1) [NV Tài 2005: 266].
dt. đơn vị đo lường ruộng đất thời xưa, mười sào bằng một mẫu. Nguyên nghĩa là “đồ đo ruộng có 15 thước mộc” sau dùng “sào mẫu, sào đất, sào ruộng” [Paulus của 1895: 903]. Về văn tự, “sào” có chính tự là 篙 (cây sào). Như vậy, có thể xác định, “sào” (cây gậy để đo) là một từ gốc Hán, cho nên “sào” (đơn vị đo lường) là một từ gốc Hán Việt dụng. Về ngữ âm, AHV có thuỷ âm k-, âm nôm có thuỷ âm s-, có thể tái lập ngữ âm là *krao². Quá trình biến âm từ Hán sang Việt sẽ là cao > *krao² > sào. Âm s- bắt đầu từ thế kỷ XVI về sau. Khoẻ cày ruộng thánh đà nhiều khóm, được dưỡng sào văn vô số phần. (Nghiễn trung ngưu 254.6).
sâu 龝
◎ Nôm: 蝼 (thanh phù lâu 娄). AHV: thu. Đây vốn là chữ tượng hình trong giáp cốt văn, vẽ hình con trùng đang leo lên thân cây. An Chi cho rằng sâu là âm gốc Hán rất xưa của thu - mùa của sâu bọ. “mùa sâu” là mùa côn trùng kêu rả rích, cây cối tàn tạ, nên còn gọi là mùa sầu. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, chữ 秋 không còn bảo lưu nghĩa “mùa sâu” nữa, mà chỉ có nghĩa phái sinh “sầu” (秋 thu: sầu, và 愁 sầu: sầu). [An Chi 2006: 190-194]. Kiểu tái lập: *krau¹ [TT Dương 2012c]. Xét, sâu gốc Hán, bọ - dòi gốc Việt-Mường. Ss đối ứng doj (13 thổ ngữ Mường), ʂɤw (3) [NV Tài 2005: 267]. x. ruồi.
dt. loài trùng chuyên ăn thảo mộc. Chẳng ngừa nhỏ, âu nên lớn, nẻo có sâu, thì bỏ canh. (Bảo kính 136.6).
sông 江
◎ Nôm: 滝 Ss hung: khlôông, khong khen: khloong, uý lô: kroong. [Vương Lộc 1997: 61], k’oŋ (17 thổ ngữ Mường), ʂoŋ (4), p’aw (4), k’aw (1), t’aw (1) [NV Tài 2005: 269], karụng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], tả, khuổi [HV Ma 1984: 415]. “giang” là từ vựng cố hữu của tiếng Hán, đã được thấy trong kim văn thời nhà Chu [đằng đường minh bảo 1964: 306]. Sách Thích Danh phần Thích thuỷ của lưu hy ghi: (江,共也。小江流入其中,所公共也) [tb 1936: 28]. Sách Phong Tục Thông Nghĩa phần Sơn trạch ghi: (江者,貢也。出珍物,可貢獻也) [tb 1980: 373]. Bổ sung thêm một số âm phiên thiết như các sách Đường vận, Tập Vận, vận hội đều ghi: “𠀤古雙切,音杠。水名”. Những cứ liệu này chứng tỏ, âm “công” là một âm cổ của “giang”, ít nhất nó đã có thuỷ âm kép từ thế kỷ VI tcn [TH Minh 2005: 72- 81]. Kiểu tái lập: *krông. Như vậy, giang - sông là từ gốc Hán, nậm gốc thái (như nậm thi, nậm rốm, nậm u, nậm na, nậm hạt, nậm giải, nậm mức, nậm việc, nậm mu, nậm lúa), pao - phao - thao - khau gốc Việt-Mường, - đà gốc tày nùng, lưu tích trong sông đà. Ngoài ra, phương ngữ Nghệ An, quảng bình,… còn có từ “rào” nhưng đang bị đẩy lùi để trở thành danh từ riêng (như sông rào cái, sông rào trổ, sông rào quán, sông rào gang, sông rào thanh, sông rào lạc, sông rào nậy). Kiểu tái lập: tʼraw, kʼraw, pʼraw.
dt. trong sông nước. Thuyền chèo đêm nguyệt, sông biếc, cây đến ngày xuân, lá tươi (Ngôn chí 22.5).
sống 生
◎ Nôm: 𤯨 / 𤯩 / 𫪹 {cổ 古 + lộng 弄}, âm HTC: *srjeng [Baxter 1992: 786], *sriŋ [Schuessler 1987: 536] hoặc *srêŋ [2007: 459- 460]. Thế kỷ XII, Phật Thuyết ghi ngữ tố này bằng tự dạng nôm 古弄 tại vị trí bằng áng nạ còn *krống cho được sống lâu (tr.44a5). So sánh với các đối ứng không (mĩ sơn, ngọc lặc, như xuân, Hạ Sữu, thải thịnh), klông ( Úy Lô), ksông (Thạch Bi) trong tiếng Mường, các đối ứng tlung trong tiếng Sách, xeng trong tiếng thái, sraungthraung trong tiếng Chăm, Gaston tái lập là *krong [1967: 42, 147, 150-151]. Kiểu tái lập: *kroŋ⁵ [TT Dương 2012c]. Ss mamộng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], slổng, nhằng (Tày) [NV Ma: 415]. Như vậy, sống là từ gốc Hán du nhập vào vốn từ vựng của Việt, Mường, thái, chăm, sách, tày, nùng. Hiện chỉ thấy mamộng của Katu có khả năng là của Nam Á, và nhằng là gốc tày. Riêng nhằng còn bảo lưu trong từ sống nhăn (Việt), sau chơi chữ đồng âm thành sống nhăn răng. sống là âm HHV [NN San 2003b: 180].
đgt. trong sinh sống. Chàu mấy kiếp, tham lam bấy, sống bao lâu, đáo để màng. (Thuật hứng 55.4)‖ (Tự thán 98.8)‖ (Bảo kính 175.4).
sừng 𧤁
◎ {giác 角+ lăng 夌}. Proto Mon Khmer: *crĭŋ [NT Cẩn 1997: 113]. Ss đối ứng khrưng² trong tiếng Rục [NV Lợi 1993: 157]. Kiểu tái lập: *krwng² [TT Dương 2013b]. sừng gốc Mon Khmer, gạc/ ngạc gốc Hán.
dt. gạc của động vật. Sừng mọc qua tai. Thng gần nghĩa như câu hậu sinh khả úy. dân gian có chuyện, có anh học trò đi xin ăn, gặp ông quan, ông quan bảo: nay mười tư mai lại hôm rằm, học trò không làm, học trò đói ngàn năm. Anh học trò bảo: nay mồng một mai lại mồng hai, sừng không mọc, sừng mọc qua tai. Ý chuyện này nói rằng: cái sừng vốn mọc sau nhưng lại dài hơn tai, cũng như kẻ thiếu niên thường hay muốn vượt lên trên những người đi trước. [chuyển ý ĐDA: 762]. Gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. (Tự thán 92.4)‖ dầu thấy hậu sinh thì dễ sợ, sừng kia chẳng mọc mọc hơn tai (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân Am)‖ hay đâu tai mọc qua sừng, mới biết da kia hơn ruột (Sơn Hậu, 8b6).
tai 鰓 / 腮
◎ Nôm: 𦖻 Nguyên nghĩa là cái mang cá, lô cư cá vức bốn tai . CNNA, 四鰓鱸 tứ tai lư: cá lô có mang bành rộng, để hở vân mang đỏ tía, tựa như có bốn mang [Từ Hải: 913, 1544; Huệ Thiên 2004: 55]. Sách Tập Vậnvận hội ghi: “Tang tài thiết, âm tai, xương hai bên má cá.” (桑才切,𠀤音顋。魚頰中骨也). Tiếng Việt có từ mang tai (mang = tai) được hình thành từ lối giải âm. bạt tai: dùng bàn tay tát vào cả má tai. Tiếng Hán còn có một đồng nguyên tự nữa là tai 顋 cùng trỏ xương hai bên má, như cười ngoác mang tai. đầu cua tai nheo. Tng. âm PVM: *saj [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss t’aj² (nguồn), t’aj² (Mường bi), saj⁴ (Chứt), kutu:r (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235; 2005: 272]. Như vậy, tai là một từ Nam Á gốc Hán.
dt. bộ phận thính giác. (Ngôn chí 6.8)‖ Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp, cầu ai khen miễn lệ ai chê. (Thuật hứng 48.7, 57.8, 60.7)‖ (Tự thán 76.7, 84.6, 92.4)‖ (Bảo kính 165.8)‖ (Trừ tịch 194.6)‖ (Tích cảnh thi 201.1).
thao 縧 / 縚 / 絛
◎ Nôm: 絩 Phiên khác: thêu (ĐDA, Schneider, VVK, PL), nhiễu (TVG, BVN, MQL). Xét chữ Nôm là chữ tự tạo 絩, mà 兆 có AHV là “triệu” không có phiên án phương âm nào khả dĩ, vì vậy “兆” là cách viết tắt của thanh phù 洮 có AHV là “thao”. thêu là động từ, thao là danh từ (dây thao, nón quai thao, đánh thao), điều là danh từ (chiếu cạp điều). Chỉ có “thao” (danh từ) mới chuẩn đối với “muối” cũng như “dưa”, “gấm”. Nay cải chính. Về Từ Nguyên, “thao” là từ gốc Hán với ba tự dạng đã nêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Thao: dây gấm” (纓飾), sách Quảng Vận ghi: “Bện tơ thừng” (編絲繩), sách Chu Lễ có lời chú: “thao đọc như chữ 絛”, tết dải mũ, đều lấy tơ để trang sức” (條,讀爲絛。其樊及纓,皆以絛絲飾之). Chuỗi đồng nguyên: thao - điều - thêu.
dt. dây dệt từ tơ lụa có hoa văn đẹp. Muối miễn dưa dầu đủ bữa, thao cùng gấm mặc chưng đời. (Tự thán 104.4).
thà 𪰛
tt. đúng, lưu tích còn trong thực thà (thực = thà) [Huệ Thiên 2006: 17-26], thà gốc Việt, thực/ thật gốc Hán. Sau này, thà đã hư hoá, như “chẳng thà: …chẳng đành” [Paulus của 1895: 969]. Cơm kẻ bất nhân ăn ấy trớ, áo người vô nghĩa mặc chăng thà. (Trần tình 39.4).
trái 𢁑 / 𱜝 / 𣡚
◎ {ba 巴 + lại 賴}, kiểu tái lập *blai; 𱜝 {cự 巨 + lãn 懶}. Kiểu tái lập: *klái . An Nam dịch ngữ: 菓園:文拜 quả viên: vườn trái (*blái). Vương Lộc tái lập là *plai⁵ và *blai⁵ [1997: 58; TT Dương 2012a]. “blai vel trai: fructus” [Morrone 1838: 200]. Ss đối ứng plaj (3 thổ ngữ Mường), tlaj (15 thổ ngữ), klaj (3), laj (3), țaj (2) [NV Tài 2005: 259]. Như vậy, trái gốc Việt-Mường, quả gốc Hán.
dt. quả. Co que thay bấy ruột ốc, khúc khuỷu làm chi trái hoè. (Trần tình 44.4)‖ (Bảo kính 137.1)‖ (Thuật hứng 64.4).
trường 場
◎ 場 là từ gốc Hán, AHV: tràng, âm HTC: *g-ljaŋ (Baxter). Thế kỷ XVII, Rhodes ghi “tlàng hăọc: tràng học”, và ghi nhận cả âm tràng [1651, tb1994: 231]. Như vậy, tlàng là âm Việt hoá từ thế kỷ XVII. Kiểu tái lập ở thế kỷ XV có thể là: *klaŋ². [TT Dương 2012c].
dt. chốn. Hai chữ “công danh” chăng cảm cốc. Một trường ân oán những hăm he (Trần tình 44.6).
trẻ 稚
◎ Nôm: 𥘷 / 󰟵 AHV: trĩ. Ss đối ứng nɔn (27 thổ ngữ Mường), tlε (1), țε (1) [NV Tài 2005: 28]. Kiểu tái lập: *tle³ [TT Dương 2012c]. Như vậy, trẻnon - nõn (嫩) đều là gốc Hán, nhỏ - mỏ - bé gốc Việt.
dt. non, trái với già. Trẻ hoà sang ấy phúc, già được lọn là tiên. (Thuật hứng 53.5)‖ Trẻ dầu chơi con tạo hoá, già lọ phục thuốc trường sinh. (Tự thán 78. 5).
trốn 遁
trốn là một từ gốc Hán, có AHVđộn (遁), âm HTC là *dun? (Baxter). Thế kỷ XVII, Rhodes ghi tlốn [1651, tb1994: 232], “blon lanh: perfecte” [Morrone 1838: 201]. Đối ứng tlôn (Thái Lai), klun (Ban Ken), klôn (Thạch Bi) trong tiếng Mường, Gaston tái lập thuỷ âm kép *kl- hoặc *tl- [1967: 56]. Quá trình Việt hoá được biểu diễn như sau: độn > tlốn > trốnđộn > tlộn > trộn / lộn. “blon… blon len: grandescere. Noi choi blon tieng: loquere altâ voce” [Morrone 1838: 201]. Kiểu tái lập: *tlon⁵ [TT Dương 2012c].
đgt. lánh đi mất. Con đòi trốn, dường ai quyến, bà ngựa gày, thiếu kẻ chăn. (Thủ vĩ ngâm 1.3).
tìm 尋
◎ Đọc âm HHV. AHV: tầm. Ss đối ứng t’im (13 thổ ngữ Mường), siən (12), mεc, mεk (4), kiəm (1) [NV Tài 2005: 279]. tìm- mích là từ gốc Hán, kiếm gốc Việt-Mường.
đgt. kiếm, đọc theo âm THV. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.4, 20.4)‖ (Thuật hứng 57.5, 60.6, 70.3)‖ (Tự thán 77.4)‖ Lọ chi tiên Bụt nhọc tìm phương, được thú an nhàn ngày tháng trường. (Tự thán 82.1)(Tự thán 90.3)‖ (Tự thuật 118.2)‖ (Bảo kính 150.4, 158.2, 162.8, 169.3)‖ (Lão dung 239.1).
tăm 沁
◎ Nôm: 沁 Đọc âm PHV. AHV: tấm. Nghĩa gốc là “dùng vật ném xuống nước để thăm dò độ nông sâu”. Hàn Dũ có thơ rằng: “nghĩa thuỷ tuy rất gần, nhưng trộm cướp chẳng dám xuống” (義泉雖至近,盜索不敢沁) chú rằng: “người phương bắc lấy vật ném xuống nước gọi là tấm” (北人以物探水爲沁). Ý nói rằng, nhìn tăm nước để ước lượng độ sâu. Như vậy, tăm gốc Hán, bóng, bột gốc Việt.
dt. HVVD bong bóng nhỏ. Hang thỏ trầm tăm Hải Nhược, nhà giao dãi bóng thiềm cung. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.3).
tịnh 凈
◎ Phiên khác: tĩnh (TVG, ĐDA), tạnh: trời trong sáng (Schneider, MQL). Xét, “tạnh” là từ gốc Hán “tình” (晴). Hà Nội có địa danh “quán tình” hay còn gọi là “quán tạnh”; âm “tĩnh” luôn viết là “靖” hoặc “靜”. Nguyên bản thống nhất chỉ viết tự dạng “凈” hoặc “淨”.
tt. yên lặng và trong trẻo. (Ngôn chí 2.5)‖ Thu im cửa trúc mây phủ, xuân tịnh đường hoa gấm phong. (Thuật hứng 56.6)‖ Cây tịnh chim về rợp bóng xuân. (Bảo kính 165.6)‖ (Liên hoa 243.3).
xa 賒
◎ Ss đối ứng sa² (nguồn), sa² (Mường bi), cơŋaj² (Chứt), zoŋ (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 237], sa (26 thổ ngữ Mường), ŋaj³ (4), ca (11) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xa gốc Hán, ngái gốc Việt-Mường.
tt. trái với gần, “xa: dao viễn” 賒遙遠 (tự vị) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3643]. Vương Bột trong bài Đằng vương các tự có câu: “bể bắc tuy xa, lần theo cũng tới” (北海雖賒, 扶摇可接 Bắc Hải tuy xa, phù dao khả tiếp). Nhung Dục đời Đường trong bài Quế châu chạp dạ có câu: “ngồi nhẵn hết canh ba, về nhưng muôn dặm xa” (坐到三更盡,歸仍萬里賒). Thêm nữa, xa với nghĩa này còn là một từ tố để tạo nên một số từ song tiết khác cận/ gần nghĩa như xa xôi, xa vời, xa xăm, xa cách, xa lánh, xa tít, xa mù, xa ngái, xa khơi, xa lắc, xa xa, xa hoắc, xa lìa, xa lơ xa lắc, xa mú, xa mú tí tè, xa tắp, xa tít tắp, xa thẳm, xa vắng, xa xưa. [TT Dương 2012d]. Của đến nước xa nên quý giá, người lìa quê cũ lấy làm phiêu. (Bảo kính 135.3). (Thuật hứng 54.4). x. cách xa
xanh 青
◎ Nôm: 撑 AHV: thanh. Ss đối ứng sεŋ, sεɲ (26 thổ ngữ Mường), le (2) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xanh- thanh gốc Hán, gốc Việt-Mường.
tt. màu xanh quan lục (màu lá cây). Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân, trúc rợp hiên mai quét tục trần. (Ngôn chí 12.1).
tt. xanh lam (màu núi). Đàn cầm, suối trong tai dõi, còn một non xanh là cố nhân. (Thuật hứng 60.8)‖ (Bảo kính 153.3, 169.6).
tt. xanh dương (màu nước). Phơ phơ đầu bạc ông câu cá, lẻo lẻo duềnh xanh con mắt mèo. (Tự thán 101.6).
tt. xanh đen (tóc, mắt). (Tự thán 99.6)‖Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.4)‖ (Tích cảnh thi 202.3, 203.1)‖. x. mắt xanh. x. sử xanh x. lầu xanh.
xem 瞻
◎ Nôm: 𫀅 / 䀡 AHV: chiêm. Có các đồng nguyên tự là 佔, 覘 (siêm). Âm HTC là ţʰam? *threm, xem [sem] Việt < *tśʰj- hoặc ţʰj- [Schuessler 2007: 604]. *tjam [Baxter 1992: 539]. Ss đối ứng k’ɔk (2 thổ ngữ Mường), kɔj (7), ŋɔ (17) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xem - ngóng (顒) - coi (觀) là từ gốc Hán, ngó - ngắm - nhìn từ gốc Việt-Mường.
đgt. nhìn. Kinh Thi phần Bội phong bài Hùng trĩ có câu: “Xem nhật nguyệt kia, lòng ta dặc dặc.” (瞻彼日月, 悠悠我思 chiêm bỉ nhật nguyệt, du du ngã tư). Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.3, 11.4)‖ (Trần tình 38.5)‖ (Tự thán 95.5, 105.5)‖ (Bảo kính 155.1)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.2)‖ (Trư 252.7). x. ngắm xem.
đgt. đọc. Tham nhàn lánh đến giang san, ngày vắng xem chơi sách một an. (Ngôn chí 17.2, 20.3)‖ (Tự thán 103.6)‖ (Ba tiêu 236.4).
đgt. cho rằng. Liều cửa nhà xem bằng quán khách, đam công danh đổi lấy cần câu. (Mạn thuật 30.3)‖ (Thuật hứng 48.6)‖ (Bảo kính 162.5, 186.5).
đgt. xem xét, cân nhắc. Cơn cớ nguyền cho biết sự do, xem mà quyết đoán lấy cương nhu. (Bảo kính 152.2).
đgt. chiêm nghiệm. Để truyền bia miệng kiếp nào mòn, cao thấp cùng xem sự trật còn. (Bảo kính 182.2).
đgt. coi, xem (lịch). Chẳng thấy lịch quan tua sá hỏi, ướm xem dần nguyệt tiểu hay đài? (Trừ tịch 194.8).
đua tranh 都爭
đgt. Như đua. xét, đua = tranh, đua gốc Việt, tranh gốc Hán. “đua: tranh đấu, thử cho biết hơn thua, tranh nhau” [Paulus của 1895: 327]. Ở thế ươn hèn chăng có sự, nghìn muôn tốn nhượng chớ đua tranh. (Bảo kính 136.8). x. đôi tranh.
đuốc 燭
◎ Nôm: 𤒘 Đọc theo âm THV. Âm HTC: tjuk (Lý Phương Quế). AHV: chúc. Ss đối ứng tiəm, diəm (23 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217]. Chứng tỏ, “đuốc” gốc Hán (âm THV), “diêm” gốc Hán Việt-Mường (焰火 AHV: diệm hoả), tiếng Việt chỉ còn bảo lưu “diêm” ở nghĩa “đồ đánh lửa” (diêm sinh, diêm tiêu) [LN Trụ 1959: 132].
dt. bó củi dùng để đốt sáng. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). Sách Nhĩ Nhã chú sớ có câu: “Bốn mùa hoà thuận là đuốc ngọc, chua rằng: đạo chiếu như ánh sáng, khiến xuân vì thế nảy nở, hè vì thế lớn đầy, thu vì thế thâu tàng, đông vì thế an ổn.” (四時和謂之玉燭注道光照春為發生夏為長贏秋為收成冬為安寧). Sách Từ Nguyên giải thích rằng đức của vua như ngọc mà sáng như đuốc, có thể gây điềm lành khiến cho khí hậu thuận hoà. Đông Phương Sóc truyện có đoạn: “lấy rồng ngậm đuốc để chiếu cửa trời, đời trị thì lửa sáng, đời loạn thì lửa tối”. [ĐDA: 798]. Phiên khác: đúc chuốt: “xây đắp, sửa sang cho đẹp” (TVG, Schneider, PL)‖ Cầm đuốc chơi đêm. (Vãn xuân 195.7)‖ (Tích cảnh thi 204.4, 205.1). x. cầm đốc chơi đêm, bỉnh chúc dạ du.
đào 淘 / 掏
◎ Ss đối ứng taw, daw (29 thổ ngữ Mường), ca³ (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 209]. Như vậy, “đào” gốc Hán, là từ hán Việt-Mường; “cã” gốc Mường.
đgt. dịch chữ tạc trong tạc tỉnh canh điền. Mạnh Nguyên Lão đời Tống trong tác phẩm đông kinh mộng hoa lục ghi: “Mỗi độ vào xuân, quan sai các Đại phu giám sát việc đào hào ngoài thành” (每遇春时官差大夫监淘在城渠). Nước đào giếng, cơm cày ruộng, thảy thảy dường bằng nguyệt cửu giang. (Bảo kính 129.7). x. tạc tỉnh canh điền.
đá 石
◎ Nôm: 𥒥 AHV: thạch. đá đọc theo âm THV, lưu tích của âm này còn thể hiện qua một số chữ Hán hình thanh sớm như đố 妬 (đố kỵ), đố 蠹 (con mọt), trong đó 石 đều làm thanh phù. Âm thạch/ thạc của chữ 石 còn làm thanh phù cho một số chữ hình thanh muộn như thác 拓 (khai thác), thạc 碩 (thạc sĩ), thác 橐 (ống bễ), thạch 祏 (bài vị tổ tông), thạch 鼫 (chuột) [An Chi 2006 t4: 295- 297]. Ss đối ứng ta (21 thổ ngữ Mường), da (10 thổ ngữ), pʼu (6 thổ ngữ), kʼu (17 thổ ngữ). Như vậy, “đá” gốc Hán, “phu”, “khũ” gốc Mường [NV Khang 2002: 235- 236].
dt. trong sắt đá. Tôi ngươi một tiết bền bằng đá; biên tóc mười phần chịu những sương. (Tự thán 82.5). x. la đá.
đánh 打
◎ Đọc theo âm THV. AHV: đả. Ss đối ứng tăɲ, tɛɲ, tan, dɛn (26 thổ ngữ Mường), tɣp (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 209]. Như vậy, “đánh” gốc Hán, “đập” gốc Việt-Mường.
đgt. oánh. Thấy ăn chạy đến thì no dạ, đỡ đánh bênh nhau ắt phải đòn. (Bảo kính 149.4)‖ (Tự thán 89.4).
đôi co 堆姑 / 堆孤
đgt. giành nhau, tranh nhau, cãi nhau, đôi gốc Hán, co gốc Việt. “Nói đi nói lại, chống báng, không nhịn, không vì.” [Paulus của 1895: 313]. Ngỡ ốc nhượng khiêm là mỹ đức, Đôi co ai dễ kém chi ai. (Tự thán 91.8)‖ (Bảo kính 176.1)‖ Thế sự đôi co dầu thế sự. (HĐQA b.1), Làm chi cho có sự đôi co. (Bạch Vân Am b.72).
đường 唐 / 塘
◎ Ss đối ứng daŋ, taŋ (18 thổ ngữ Mường), kʼa, ʂa, taŋ kʼa (16 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 218]. Như vậy, “đường” gốc Hán, “sá” (< kʼ-/ s-) gốc Việt-Mường.
dt. lối đi. (Ngôn chí 5.4, 17.5, 21.2)‖ (Mạn thuật 28.1)‖ Thu im cửa trúc mây phủ, xuân tịnh đường hoa gấm phong. (Thuật hứng 56.6, 61.4)‖ (Tự thán 93.6, 94.5, 100.6)‖ (Tự thuật 115.5)‖ (Tức sự 123.6)‖ (Tảo xuân 193.1)‖ (Nhạn trận 249.8).
dt. (bóng) lối đi, hướng đi trong cuộc sống. (Ngôn chí 8.3)‖ Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, cho hay đường lợi cực quanh co. (Ngôn chí 20.6)‖ Rừng thiền ắt thấy, nên đầm ấm. Đường thế nào nề, chẳng thấp cao (Thuật hứng 47.6, 62.2)‖ (Tự thán 73.1, 80.3, 86.5, 91.4, 93.1, 106.2)‖ (Tự thuật 112.1)‖ (Bảo kính 150.4, 185.8). x. đàng.
đẹp 葉 / 枼 / 𤗽
◎ Ss đối ứng tɛp, dɛp (15 thổ ngữ Mường), tʼoc, soc, tot (14 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 213]. Như vậy, “đẹp” gốc Việt-Mường, “tốt” gốc Hán. x. tốt.
tt. vừa mắt, có thẩm mỹ. Con lều mọn mọn đẹp sao, trần thế chẳng cho bén mỗ hào. (Thuật hứng 52.1)‖ (Tức sự 126.5).
tt. “ưng ý, xứng ý” [Paulus của 1895: 290]. (Ngôn chí 11.8)‖ Ở thế dịn nhau muôn sự đẹp, cương nhu cùng biết hết hai bên. (Bảo kính 142.7).
đồi 堆
◎ Nôm: 頽 AHV: đôi. Ss đối ứng tol, dol (15 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. Đây là từ hán Việt-Mường. Ss đối ứng đoi trong tiếng thái như đoi inthanon, đoi suthep, đoi khuntan, đoi chiêng dao, đoi tung, thành ngữ chao khao chao đoi (người núi người đồi) [An Chi 2006 t5: 320- 321].
dt. HVVD đống, trong đồi núi. nguyên nghĩa trong tiếng Hán là một động từ với nghĩa “bồi, đắp” hoặc là cái đụn cát được bồi đắp ở giữa sông hoặc ven sông, “堆沙堆” (quách phác) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 454], nghĩa này còn đối ứng trong tiếng Việt là doi (doi gốc Hán, cồn gốc Việt), rồi chuyển thành lượng từ, như câu: “dồn nên nghìn đống đất” (卷起千堆雪) [Tô Thức - niệm nô kiều]. Tiếng Việt xưa nay không phân biệt đồi, núi, đống, gò. Ví dụ: đống đa (núi đất có nhiều cây đa) còn được gọi là loa sơn, nay gọi là gò đống đa. Xét, đồi (堆) - (丘) - đụn (墩) - sơn (山) là gốc Hán; núi - đống - ngàn - non là gốc Việt. Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh, cuốc chơi xuân khắp mọi đồi. (Ngôn chí 13.6).
đội 戴
◎ Nôm: 隊 AHV: đái. Ss đối ứng toj, doj, tɤj, dɤj (13 thổ ngữ Mường), puəŋ, buəŋ (10 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 216]. Như vậy, “đội” là gốc Hán, “mang” (< bang) [NV Khang 2001: 31] là gốc Việt-Mường. Một số nơi hiện vẫn nói mang mũ, mang áo.
đgt. mang (mũ áo) ở phía trên. Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ, tay còn lựa hái cúc Uyên Minh. (Mạn thuật 31.5).
đgt. (bóng) mang ở trên. Lộng lộng trời, tây chút đâu, nào ai chẳng đội ở trên đầu? (Trần tình 40.2).
đgt. chịu, mang (bị động). Dịch chữ đái ân 戴恩 (chịu ơn, đội ơn). (Ngôn chí 15.6)‖ Trong mắt những mừng ơn bậu bạn, trên đầu luống đội đức triều đình. (Tự thán 99.4, 100.3).
đụt lặn 突吝
◎ Phiên khác: lọt lẩn (TVG), lọt lẫn (ĐDA), đụt lẩn (Schneider), “đụt lẩn: nấp vào, len lỏi” (PL).
đgt. <từ cổ> xông xáo. đụt là từ gốc Hán. Sách Thuyết Văn ghi đột là chữ chỉ sự, gồm bộ khuyển và chữ huyệt (hang): “Đột: con chó từ trong hang chui ra.” (突,犬從穴中暫出也), lưu tích còn trong từ xung đột 衝突 (xung = đột), xông pha 衝破. đụt là âm Việt hoá của đột, ví dụ: “xông đụt: xông vào, xốc vào. đụt pháo xông tên: xốc vào chỗ giặc không sợ tên đạn” [Paulus của 1895: 336], sau này xung đột mới trỏ nghĩa “hai bên xông vào nhau đánh giáp lá cà”, rồi mới chuyển sang nghĩa “xung khắc, mâu thuẫn” như ngày nay. Chữ này đồng âm với một từ trái nghĩa của nó, “có rét đụt bẽaò”[ Rhodes 1651: 93]. Phng. Bình Trị Thiên: “đụt: hụp, lặn (ở dưới nước)” [VX Trang 1996: 241]. “lặn: trầm xuống dưới nước”, cũng trỏ ý xông pha, lưu tích còn trong từ lặn lội “và lặn và lội, dầm mưa dãi nắng, ghe đàng cực khổ” [Paulus của 1895: 538]. Như vậy, có thể xác định đụt lặn (đẳng lập) nghĩa là “xông pha, ngụp lặn”. Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, thanh nhàn án sách hãy đeo đai. (Ngôn chí 6.3).
ấm 溫
◎ Nôm: 䕃 âm Việt hoá của ôn [LN Trụ 1959: 5]. AHV: ôn. Đối ứng chung âm -n -m: 梵 phạn phạm, 瀾 lan (tràn, rợn, giàn) 濫 lạm (tràn, trộm), gằn gầm, hằn (-học) hằm (-hè). Ss đối ứng: ɤm (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 172]. ấm là từ gốc Hán, đầm là từ gốc Việt.
tt. trái với lạnh. Say rượu, no cơm cùng ấm áo, trên đời chỉn ấy khách là tiên. (Bảo kính 186.7)‖ (huấn nam 192.5).
trường 長
◎ từ gốc Hán, có âm HTC là *tiaŋ (Vương Lực), *trjaŋ? (Baxter). Gaston Nhẫn so sánh với các đối ứng klàng (Thạch Bi) trong tiếng Mường, và trơng trong tiếng Chăm. An Nam dịch ngữ ghi 慢浪 (số 713), Vương Lộc tái lập là *tlàng [1997: 178], với nghĩa “dài, chậm, lâu”. Thế kỷ XVII, có tlàngbề tlàng [Rhodes 1651 tb1994; 231]. Kiểu tái lập: *klaŋ² [TT Dương 2012c].
tt. dài. Lọ chi tiên bụt nhọc tìm phương, Được thú an nhàn ngày tháng trường. (Tự thán 82.2)‖ (Tức sự 125.1, 126.4)‖ (Bảo kính 170.1)‖ (Trừ tịch 194.2).
chồng 重
AHV: trùng. Chữ “trùng” trong Hán văn nghĩa là “làm cho tăng thêm” (động từ), như “thế là làm tăng thêm sự bất đức của ta” (是重吾不德也) [Hán thư]. Có khi còn là lượng từ với nghĩa “tầng, lớp, chồng”, như câu “Chung Sơn chỉ cách mấy lớp núi” (鍾山只隔數重山) [Vương An Thạch]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm “chồng” với tư cách lượng từ và động từ, ví dụ “chồng một chồng sách”. Ngoài ra còn song thức: trập trùng / chập chồng. Xét, trập / chập gốc Việt, trùng / chồng gốc Hán. Âm HTC: *drjuŋ (Lý Phương Quế), *drjoŋ (Baxter).x. trập. Tương ứng ch- (HHV) tr- (AHV): chiềng trình呈, (che) chắn trấn鎮, chìm trầm沈, chầy trì遲, chay trai齋, (dính) chấu trảo (nha)爪 [An Chi 2005 T2: 355].
đgt. đắp lên trên tiếp. Nước càng tuôn đến bể càng cả, Đất một chồng thêm núi một cao. (Tự thuật 122.4).
duôi 唯
◎ Phiên khác: xui (TVG, BVN), roi (ĐDA). Nay theo Schneider, MQL, PL.
đgt. <từ cổ> khinh, rẻ, trong “dể duôi: khinh dể” [Paulus Của 1895: 252]. Như vậy, dể gốc Hán, duôi gốc Việt. Khong khảy kẻ cười cùng kẻ thốt, Khó khăn người dể miễn người duôi. (Tự thán 106.6).x. dể.
đôi 對
◎ Nôm: 堆 AHV: đối. Tiếng Hán, “đối” là lượng từ trỏ những người hay sự vật đi làm cặp với nhau. Ví dụ “họ là một cặp trời sinh” (他們是天生的一對), “hai cái chén” (一對杯子), “đôi bạn” (一對伙伴), “một đôi chim anh vũ” (一對鸚鵡). Đôi - lưỡng - song - nhị là các từ gốc Hán, hai là từ gốc Việt, cặp là từ gốc Pháp.
dt. hai, trong một đôi (một hai), đôi ba (hai ba). Phu phụ đạo thường chăng được trớ, Nối tông hoạ phải một đôi khi. (Giới sắc 190.8). Ruộng đôi ba khóm đất con ong, Đầy tớ hay cày kẻo mướn mung. (Thuật hứng 56.1).
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].
đốt 焠
◎ Nôm: 炪 Âm phiên thiết: thủ nội (取內), AHV: thối, âm HTC: *sthuts (Baxter). Xét cấu trúc {火+卒}, thanh phù tốt. Như vậy, đốt là âm THV [Schneider 1995]. Văn cảnh: “Có người chán nằm bèn đốt tay, có thể gọi là tự nhẫn vậy” (有子惡臥而焠掌,可謂能自忍矣!) [Tuân Tử - Giải tế]. Như vậy, “đốt” gốc Hán, “nung”- “cháy” gốc Việt. Ss đối ứng toc, doc, tot, dot (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. x. trui.
đgt. làm cho cháy. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, Dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). x. đuốc.
đgt. <từ cổ> phơi, đối dịch chữ bộc 曝. Chữ này thông với bộc 暴 trong tiểu triện gồm hình mặt trời ở trên, với chữ củng 廾 (hai cánh tay giơ lên), với chữ xuất 出 và bộ mễ 米 (thóc, gạo) trỏ việc mang thóc ra phơi nắng. Cơ- gió thổi mặt bờ- lời đốt < 風吹日曝 (Phật thuyết 20a3), tiếng Việt và tiếng Hán có từ bộc lộ 曝露, với nghĩa gốc là phơi nắng phơi sương, và nghĩa dẫn thân hiện nay vẫn dùng là ”thể hiện lòng mình ra”, gần nghĩa với các từ Hán Việt Việt tạo khác là bộc bạch 曝白, bộc trực 曝直. Chữ Nôm có bộ hỏa là vì vậy. Cũng có thể phiên là chuốt với nghĩa “trau chuốt, tu rèn” như TVG, ĐDA, MQL, PL. Nhưng sẽ làm ý thơ lộ, và quan trọng nhất là làm lộ chủ thể phát ngôn. Trong khi, đây là bài vịnh hoa cúc đỏ. Cho nên, ”đốt lòng đan” là tả việc cánh hoa cúc nở bung ra trong tiết thu, phơi màu son đỏ rực rỡ của nó dưới nắng sương, chẳng lấm chút bụi trần. Đặt câu thơ trong cả bài thơ, ta sẽ thấy hình tượng ”phơi lòng đan” nằm trong tổng thể hữu cơ với những tầng biểu tượng xoay quanh hoa cúc. Và đương nhiên, lúc này, ta mới tính đến hàm ý ngôn ngoại của cả bài thơ. Đốt lòng đan chăng bén tục, Bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3).
đòi 隊
tt. <từ cổ> nhiều, khắp. “Đòi khi: nhiều khi. Đòi phen. Đòi lần id. Đòi nơi: khắp chỗ, nhiều chỗ. Đòi đoạn: nhiều khúc, nhiều thế, nhiều bề.” [Paulus Của 1895: 313]. Đòi gốc Việt, nhiều gốc Hán. Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh, Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi. (Ngôn chí 13.5, 16.1)‖ (Trần tình 41.2, 45.5)‖ (Tự thán 75.5, 79.5, 89.8)‖ (Bảo kính 170.8)‖ đòi phen: nhiều khi (Tùng 219.2)‖ Ắt có hay đòi thửa phận, Chẳng yêu thì chớ nỡ chi cười. (Mộc hoa 241.3). x. nhiều.